Lipschutz ulcer (loét sinh dục cấp tính)

Lipschutz ulcer là tình trạng loét âm hộ cấp tính đặc trưng bởi vết loét ở sinh dục, rất đau kèm theo sốt và sưng hạch lympho. Bệnh gặp chủ yếu ở thiếu nữ chưa quan hệ tình dục (trinh nữ).
1. Đại Cương
Lipschutz ulcer là tình trạng  loét âm hộ cấp tính đặc trưng bởi vết loét ở sinh dục, rất đau kèm theo sốt và sưng hạch lympho. Bệnh gặp chủ yếu ở thiếu nữ  chưa quan hệ tình dục (trinh nữ).
Bệnh được Benjamin lipschutz mô tả lần đầu tiên vào năm 1912 thông qua báo cáo một loạt trường hợp bệnh nhân có biểu hiện viêm âm hộ cấp tính và ngày nay bệnh được biết đến với thuật ngữ  “ acute genital ulcer”.
Đây là bệnh hiếm gặp, cơ chế chưa rõ, mặc dù bệnh không lây truyền qua đường tình dục nhưng rất hay bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2. Biểu hiện lâm sàng
   Bệnh khởi phát đột ngột cấp tính với biểu hiện là một hoặc nhiều vết loét nông ranh giới rõ, bờ hơi nổi cao, gọn, trên phủ nhiều giả mạc màu xám hoặc vảy tiết màu nâu xám, có thể có quầng đỏ hoặc phù nề xung quanh. Một số bệnh nhân có biểu hiện ban đầu giống như bọng nước màu đỏ hoặc đen, sau đó vỡ ,đóng vảy tiết. Khi vảy tiết bong để lại tổ chức hạt và liền sẹo.
   Vị trí thường gặp của vết loét là ở giữa các cạnh của môi bé âm hộ, nhưng cũng có thể gặp ở môi lớn và vùng đáy chậu, hoặc trong âm đạo. Dấu hiệu “Kissing” cũng thường gặp (có thêm tổn thương ở phía đối diện với tổn thương trước đó).
    Kích thước tổn thương thường trên 1cm nhưng cũng có trường hợp tổn thương rộng hơn. Nhiều bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, loét miệng. Một số ít trường hợp bệnh nhân có biểu hiện tổn thương da kiểu hồng ban nút ở thân mình.
Van_anh_1_Lipschutz_ulcer
             Vết loét ở phần giữa ngoài của môi bé
Lipschutz_ulcer_2
              Vết loét nông trên phủ giả mạc ở bệnh nhân nữ trẻ tuổi.
Van_anh_1_Lipschutz_ulcer
 
Lipschutz_ulcer_2
3. Xét nghiệm
·        Công thức máu, sinh hoá
·        Nuôi cấy dịch tại tổn thương tìm vi khuẩn, nhuộm soi tìm vi khuẩn
·        RPR, TPHA, HIV
·        PCR với HSV, PCR lao, PCR mycobacterium không điển hình, PCR virus ( EBV, CMV ..),PCR với Chlamydia
·        Nội soi đại tràng
·        Soi đáy mắt
·        Sinh thiết tổn thương: hình ảnh viêm không đặc  hiệu, xâm nhập nhiều tế bào viêm. Một số có hiện tượng hoại tử thượng bì và trung bì.
4. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình dục :
·        Vết loét sinh dục rất đau, khởi phát cấp tính
·        Vị trí : Thường gặp ở môi bé, môi lớn. Thường gặp ở bệnh nhân nữ trẻ tuổi, chưa có quan hệ tình dục.
·        Kèm theo sốt, hạch sưng to.
·        Xét nghiệm không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh hệ thống khác. 
 5. Chẩn đoán phân biệt 
          Với các căn nguyên gây tổn thương loét da vùng sinh dục :
·        Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Herpes simplex, giang mai, bệnh hạ cam, HIV, u hạt bẹn
·        Bệnh không phải lây truyền qua đường tình dục: Nhiễm Epstein Barr virus, Cytomegalo virus, vi khuẩn phó thương hàn
·        Bệnh hệ thống: Bệnh Crohn, bệnh Behcet
·        Loét apthose
·        Loét lao
·        Viêm da mủ hoại thư
6. Điều trị
  Mục tiêu điều trị là giảm triệu chứng đau, làm lành vết loét và tránh để lại sẹo. Và quan trọng là nếu tìm được căn nguyên gây tổn thương loét thì điều trị đặc hiệu với căn nguyên đó.
·        Điều trị tại chỗ:
-         Vệ sinh tại chỗ
-         Làm sạch tổn thương :  đắp gạc ẩm, gạc vaselin.
-         Sử dụng kem kháng sinh, kem có tác dụng tê tại chỗ nhằm chống nhiễm khuẩn và giảm đau : acid fucidic, lidocain gel 2% hoặc mỡ corticoid trong 7-10 ngày. Có thể dung corticoid tiêm nội tổn thương cũng có tác dụng tốt.
·        Điều trị toàn thân:
-         Việc giảm đau là điều quan trọng trong điều trị bệnh, có thể sử dụng nhóm giảm đau chống viêm non-steroid : paracetamol, acetaminophen…..Trong trường hợp đau nhiều có thể phải sử dụng tới nhóm thuốc giảm đau gây ngủ.
-         Sử dụng kháng sinh đường toàn thân để phòng  bội nhiễm
-         Corticoid đường toàn thân có thể sử dụng nếu điều trị tại chỗ không hiệu quả.
7. Tiên lượng
Nói chung bệnh tiên lượng tốt nếu điều trị tốt trong khoảng 1 tuần vết loét sẽ giảm đau và xuất hiện tổ chức hạt.
Theo nhiều báo cáo thông thường vết loét lành trong vòng 16-21 ngày và hầu hết bệnh thường không tái phát. Sau khi vết loét lành, nên theo dõi hàng năm để phát hiện các bệnh lý hệ thống sau đó (bệnh Crohn, bệnh Behcet)
http://dalieuthanhhoa.vn/

Hỗ trợ trực tuyến

ho tro truc tuyen
vay nen